Một số khái niệm cơ bản về khí nhà kính và kiểm kê KNK

1. Khí nhà kính là gì?

Khí nhà kính (greenhouse gas) viết tắt là KNK được định nghĩa là Thành phần thể khí của khí quyển, cả từ tự nhiên và do con người, hấp thụ và bức xạ ở các bước sóng riêng trong phổ bức xạ hồng ngoại do bề mặt Trái đất, khí quyển và các đám mây phát ra.

2. Nguồn khí nhà kính và các loại khí nhà kính

Nguồn khí nhà kính (greenhouse gas source) là đơn vị hoặc quá trình vật lý phát thải ra KNK vào khí quyển.

Các loại KNK bao gồm cacbon dioxit (CO2), metan (CH4), dinitơ oxit (N2O), các hợp chất hydro florua cacbon (HFCs), các hợp chất perflorua cacbon (PFCs), và sunfua hexaflorit (SF6).

3. Bể hấp thụ khí nhà kính (greenhouse gas sink) là Đơn vị hoặc quá trình vật lý lấy ra KNK từ khí quyển.

4. Khu dự trữ khí nhà kính (greenhouse gas reservoir) là Đơn vị hoặc thành phần vật lý của sinh quyển, địa quyển hoặc thủy quyển có khả năng lưu giữ hoặc tích lũy một KNK được loại bỏ từ khí quyển bằng bể hấp thụ khí nhà kính hoặc một KNK được giữ lại từ nguồn khí nhà kính.

5. Phát thải khí nhà kính (greenhouse gas emission) là Tổng khối lượng KNK thải vào khí quyển trong một khoảng thời gian xác định.

6. Loại bỏ khí nhà kính (greenhouse gas removal) là Tổng khối lượng KNK được loại bỏ khỏi khí quyển trong một khoảng thời gian xác định.

7. Yếu tố phát thải hoặc loại bỏ khí nhà kính (greenhouse gas emission or removal factor) Yếu tố liên quan đến các dữ liệu hoạt động với các phát thải hoặc loại bỏ KNK.

8. Phát thải khí nhà kính trực tiếp (direct greenhouse gas emission) là Phát thải KNK từ nguồn khí nhà kính của một tổ chức hoặc do tổ chức đó kiểm soát.

9. Phát thải khí nhà kính gián tiếp qua năng lượng (energy indirect greenhouse gas emission) Phát thải KNK từ quá trình phát điện, nhiệt hoặc hơi nước nhập vào được tổ chức tiêu thụ.

10. Phát thải khí nhà kính gián tiếp khác (other indirect greenhouse gas emission) là Phát thải KNK ngoài phát thải khí nhà kính gián tiếp qua năng lượng là hậu quả của các hoạt động của một tổ chức, nhưng sinh ra từ nguồn khí nhà kính của một tổ chức khác hoặc do tổ chức khác kiểm soát.

11. Các dữ liệu về hoạt động khí nhà kính (greenhouse gas activity data) là Phép đo định lượng của hoạt động tạo ra phát thải hoặc loại bỏ KNK.

12. Xác nhận khí nhà kính (greenhouse gas assertion) là Công bố hoặc báo cáo mang tính thực tế và khách quan của bên chịu trách nhiệm.

13. Hệ thống thông tin khí nhà kính (greenhouse gas information system) là Các chính sách, quá trình và các quy trình để thiết lập, quản lý và duy trì các thông tin KNK.

14. Kiểm kê khí nhà kính (greenhouse gas inventory) là kiểm kê các nguồn khí nhà kính, bể hấp thụ khí nhà kính, phát thải và loại bỏ KNK của một tổ chức.

15. Dự án khí nhà kính (greenhouse gas project) là Hoạt động hoặc các hoạt động làm thay đổi các điều kiện đã được xác nhận trong kịch bản nền nhằm giảm thiểu phát thải KNK hoặc tăng cường loại bỏ KNK.

16. Chương trình khí nhà kính (greenhouse gas programme) là Hệ thống hoặc mô hình vùng, quốc gia, quốc tế mang tính tự nguyện hoặc bắt buộc có đăng ký, kê khai hoặc quản lý các phát thải, loại bỏ, giảm thiểu phát thải hoặc tăng cường loại bỏ KNK bên ngoài tổ chức hoặc dự án khí nhà kính.

 17. Báo cáo khí nhà kính (greenhouse gas report) là Tài liệu độc lập dùng để thông báo các thông tin liên quan đến KNK của dự án hoặc tổ chức cho người sử dụng đã định.

18. Cacbon dioxit tương đương (carbon dioxide equivalent) CO2e là Đơn vị để so sánh lực bức xạ của một KNK với cacbon dioxit.

19. Tiềm năng làm nóng toàn cầu (global warming potential) GWP là Hệ số mô tả tác động của lực bức xạ của một đơn vị khối lượng của một KNK cho trước tương quan với một đơn vị cacbon dioxit tương đương trong một khoảng thời gian đã định.